Người được nhắc đến chính là vua Đồng Khánh (1864 -1889), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Biện.
Theo sử liệu, khi mới 2 tuổi, ông được đưa vào cung làm con nuôi của vua Tự Đức nhưng không được nối ngôi. Khi vua Tự Đức băng hà, triều thần theo di chiếu tôn Ưng Chân (tức vua Dục Đức) – một người con nuôi khác của vua lên ngôi nhưng chưa đầy 3 ngày đã bị phế truất.
Sau đó triều đình đón em út của vua Tự Đức đưa lên ngai vàng. Tuy nhiên vị này cũng chỉ tại vị được 4 tháng thì bị bức tử bằng thuốc độc. Kế vị lại là người con nuôi khác của Tự Đức rồi nhanh chóng qua đời vì bạo bệnh.
Lúc này, dân chúng cứ ngỡ Ưng Biện sẽ được lên ngôi nhưng quần thần lại không để mắt đến mà em trai của ông là Ưng Lịch (tức vua Hàm Nghi) lên kế vị.
Hình ảnh vua Đồng Khánh.
Trong di chiếu, vua Tự Đức đánh giá về Ưng Biện như sau: “Ưng Biện người yếu hay ốm, có tâm tật, chưa học thông mà kiêu ngạo, hay bới việc riêng của người khác cho lạm thẳng, đều không phải là tư chất thuần lương, theo lời phải; sợ bọn ngươi khó lấy lời nói can được”.
Bởi vậy nhiều nhà sử gia cho rằng, Ưng Biện lên ngôi nhờ may mắn, chứ xét rõ thì trái với di chiếu của vua Tự Đức.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép về việc vua Ưng Biện lên ngôi:
“Sau khi thất bại trong việc cử Hoàng Kế Viêm ra Quảng Bình chiêu dụ vua Hàm Nghi về hàng, chính phủ Pháp đã truất phế vua Hàm Nghi và thỏa thuận với Tam cung đưa hoàng tử Chánh Mông ưng Kỷ (Đường), con ruột của Kiên Thái Vương và là con nuôi thứ hai của vua Tự Đức lên ngôi, lấy niên hiệu là Đồng Khánh.
Đồng Khánh có nghĩa là: “Đồng là chung, Khánh là niềm vui mừng”. Cả triều đình Huế khi đó cùng với chính phủ Pháp kỳ vọng Đồng Khánh lên ngôi là niềm hài hòa giữa hai bên”.
Ngay sau khi lên ngôi, vua Đồng Khánh phong tước cho những người vợ của mình theo các bậc khác nhau. Sử sách chép, vua có tất cả hơn 100 phi tần, cùng chia nhau chăm sắc, hầu hạ vua.
“Hàng ngày, một toán cung phi được chọn trong tất cả đẳng cấp phục dịch đức vua. Ba mươi người chia nhau canh gác xung quanh hậu cung của ngài, năm nàng luôn ở bên cạnh ngài, luân phiên chăm sóc, trang điểm cho ngài.
Các nàng thay quần áo cho ngài, chải chuốt bộ móng tay dài hơn ngón tay, thoa dầu thơm, vấn khăn lụa vòng quanh đầu ngài. Sau cùng chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt xung quanh ngài sao cho thật hoàn hảo, năm cung phi này cũng kiêm lo hầu cơm nước cho đức vua…”, một người ngoại quốc sống ở Huế khi đó là F.Baille kể lại trong cuốn Les Annamite.
Trong số các phi tần của vua Đồng Khánh có hai người được tôn phong là hoàng hậu. Đó là Tiên Cung hoàng hậu Dương Thị Thục – mẹ đẻ của hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo (tức vua Khải Định) và Thánh Cung hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Nhàn.
Năm 1889, vưa Đồng Khánh mắc bệnh nặng và qua đời ở tuổi 25, để lại hơn 100 bà vợ sống cảnh góa bụa nơi hậu cung. Nhiều phi tần uất hận, nảy sinh buồn chán mà ra đi, chết theo vua.
Theo VTC News