Hận chồng ngoại tình lúc mang thai, vợ trút giận lên con gái nhỏ

Hận chồng ngoại tình lúc mang thai, vợ trút giận lên con gái nhỏ

“Giận cá chém thớt”

Bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bạo lực, xây dựng môi trường an toàn, yêu thương và đầy đủ cơ hội cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai là trách nhiệm quan trọng của toàn xã hội.

Dù đã có nhiều giải pháp, chính sách bảo vệ trẻ em được triển khai nhưng tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ vẫn tồn tại, tiếp diễn. Nhiều trẻ em bị bạo hành bởi chính cha mẹ người thân trong gia đình của mình.

Việc trẻ bị bạo hành kéo dài mà không có sự can thiệp kịp thời dẫn đến nhiều hậu quả đáng buồn khi các em bị tổn thương sức khỏe, tinh thần nghiêm trọng. Câu chuyện của chị L.T.M.Q. (33 tuổi, quê Long An) dưới đây là một trong nhiều trường hợp như vậy.

Một chiều đầu tháng 7, chị Q. ngồi bần thần trên ghế đá của trung tâm trị liệu tâm lý (thuộc quận 10, TPHCM). Chị bẽ bàng khi biết chính chị khiến cô con gái 7 tuổi trầm cảm gần 1 năm qua.

Trước khi đưa con đến khám tâm lý, chị nhận thấy con gái có nhiều biểu hiện kỳ lạ. Không chỉ giam mình trong phòng, con gái luôn hoảng hốt, giật nảy mình khi nghe chị gọi tên.

Có lần chị phát hiện con ôm búp bê, nép mình trong góc tối vừa khóc vừa thì thầm những điều khó hiểu. Thấy con có biểu hiện bất thường, chị đưa bé đến trung tâm trị liệu tâm lý thăm khám.

Tại đây, bác sĩ kết luận bé gái có bệnh tâm lý do thường xuyên bị chị Q. la mắng, đòn roi suốt thời gian dài. Chị Q. đánh con gái vì cho rằng bé là nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân của mình tan vỡ.

Nhiều năm trước, trong lúc mang thai bé, chị phát hiện chồng ngoại tình. Chị cho rằng vì mình mang thai bé, không thể chiều chồng nên anh mới đến với người phụ nữ khác.

Suy nghĩ ấy khiến chị giận con. Thêm việc sau khi ly hôn, phải một mình vất vả nuôi con, chị càng trở nên cáu gắt. Mỗi khi có chuyện không vui, chị lại trút giận lên con bằng cách la mắng, thậm chí dùng đòn roi.

Hận chồng ngoại tình lúc mang thai, vợ trút giận lên con gái nhỏ-1
Nhiều bậc phụ huynh xem việc đánh con là điều bình thường

Câu chuyện của chị Q. là một trong những ví dụ cho tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ ở nước ta.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, nguyên nhân đầu tiên của tình trạng này là nhận thức của gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào bị xem nhẹ.

Thậm chí nhiều người còn xem việc đánh con là điều bình thường. Những người này thường bao biện hành vi của mình bằng câu “thương cho roi cho vọt”.

Tuy nhiên, ông Trần Công Bình, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục TPHCM cho rằng, đây là cách hiểu máy móc. Chính cách hiểu roi vọt theo nghĩa đen đã khiến nhiều cha mẹ, giáo viên không ngại dùng đòn roi để dạy trẻ.

Ông Bình nói: “Kinh nghiệm cho thấy, đòn roi chỉ có tác dụng đe dọa trẻ, khiến trẻ sợ ở thời điểm hiện tại chứ chưa thật sự giải quyết được vấn đề. Đánh con là thể hiện sự bất lực của cha mẹ.

Nhiều nghiên cứu khác nhau tại 120 quốc gia của UNICEF cho thấy, việc dùng roi vọt trừng phạt trẻ để lại những tác hại khôn lường.

Ngoài gây ra những vết thương hoặc thương tật vĩnh viễn cho trẻ, việc dùng đòn roi thường xuyên sẽ khiến trẻ trở nên hung hăng, cục súc hơn với bạn bè. Trẻ cũng sẽ có suy nghĩ dùng bạo lực để đạt được điều mình muốn.

Bị bạo hành cũng làm gia tăng hành vi sai trái của trẻ em. Trong tương lai, trẻ sẽ hay bắt nạt, nói dối, gian lận, bỏ nhà, trốn học, thậm chí trở thành thành tội phạm.

Hành vi bạo hành còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần, dễ dẫn trẻ tới các rối loạn hành vi, trầm cảm, tự ti và hay có ý định tự tử”.

Để bảo vệ con, cha mẹ cũng phải học

Cũng theo ông Bình, khi đánh trẻ, cha mẹ sẽ mất đi cơ hội giúp con em mình sửa chữa hành động sai trái và học được cách cư xử tốt hơn. Càng đánh con, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái càng xa cách.

Những trận đòn roi không chỉ hình thành nên một nhân cách xấu cho đứa trẻ mà còn ngăn cản sự phát triển và hoàn thiện khả năng tư duy của não bộ, làm ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.

“Trong xã hội tiến bộ ngày nay, việc không dùng đòn roi với con cái đang là kiểu mẫu giáo dục lý tưởng mà nhiều ông bố bà mẹ muốn hướng đến”, ông Bình khẳng định.

Tuy nhiên trên thực tế, xã hội còn nhiều người thiếu kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ, kiến thức về sự phát triển của trẻ. Nhiều bậc cha mẹ cũng không có khả năng kiểm soát bản thân trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

Một số khác lại đặt quá nhiều kỳ vọng vào con em của mình để rồi có những hành động phạt, mắng nhiếc khi con không đạt được điều mình mong muốn. Những điều này khiến tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình tăng cao.

Để ngăn chặn, giảm thiểu tối đa những hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em đang diễn ra trong xã hội, trường học, môi trường gia đình, ông Bình cho rằng cá nhân, tổ chức cần vận động, nâng cao nhận thức về bạo hành trẻ em, những nguy cơ và tác hại của nạn bạo hành trẻ em đến người dân.

Ngoài ra, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cần giáo dục cho trẻ em, phụ huynh, giáo viên, các thành viên trong cộng đồng khi phát hiện trẻ em bị bạo hành phải mạnh dạn lên tiếng, tố cáo các hành vi bạo lực một cách an toàn.

Đối với các trường hợp xâm hại trẻ em không giải quyết được, người phát hiện nên trình báo cơ quan có thẩm quyền về quyền lợi trẻ em để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Ông cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh cần có hiểu biết về các dấu hiệu nhận biết xâm hại ở trẻ để kịp thời can thiệp.

Đặc biệt, cha mẹ cần trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân, kỹ năng giáo dục con để biết được đâu là phương pháp giáo dục đúng, đâu là hành vi bạo hành và xâm hại trẻ em.

Ông chia sẻ: “Để làm được điều đó, trước hết chúng ta phải kiên trì, cần thời gian để nói chuyện với con, tìm hiểu lý do và giúp cho con điều chỉnh hành vi của mình.

Chúng ta đặt ra những quy tắc rõ ràng để con tuân thủ, quản lý con em tiếp xúc internet một cách tích cực, tìm hiểu và phòng tránh các nguy cơ trên mạng.

Trong nỗ lực bảo vệ trẻ em, các tổ chức, trường học cần có hành động, chương trình thiết thực phòng chống bạo lực như: khóa tập huấn, mô hình sáng kiến chống bạo lực gia đình, khóa học làm cha mẹ tích cực…

Cơ quan chức năng cũng cần hình thành các biện pháp kỷ luật nghiêm minh, xây dựng các hệ thống dịch vụ xã hội, tập huấn cho nhân viên công tác xã hội để cung cấp dịch vụ chuyển gởi, tư vấn, trị liệu cho trẻ em bị bạo lực…”.

Hận chồng ngoại tình lúc mang thai, vợ trút giận lên con gái nhỏ-2Yêu

Chồng dùng flycam bắt quả tang vợ ngoại tình với sếp trong ngôi nhà đổ nát

Theo Vietnamnet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *